Tin Tức

Nội dung được bảo vệ bởi DMCA.com

Muốn Thành Công Hãy Tránh Xa 07 Thói Quen Xấu Này

Đăng bởi Thuấn Luviet vào lúc 07/09/2021

Muốn Thành Công Hãy Tránh Xa 07 Thói Quen Xấu Này
Muốn Thành Công Hãy Tránh Xa 07 Thói Quen Xấu Này


1. Thói Quen Im

    Có thể do đa phần chúng ta lớn lên trong môi trường giáo dục thụ động với nhiều Khuôn Phép và Lễ Giáo từ ngày xưa, người Việt đã quen nghe và im lặng thi hành. Việc đưa ra ý kiến phản biện là điều xa lạ với đa số chúng ta hiện nay.

    Chúng ta từng được dạy rằng: Im Lặng Là Vàng. Đúng sự Im lặng đúng lúc là đúng và mang tính hiệu quả. Chứ Bạn đang "Nằm Im" chứng tỏ bạn đang "Chết"

Sự Im Lặng Sẽ Phá Hủy Tổ Chức Và Tương Lai Của Bạn
Sự Im Lặng Sẽ Phá Hủy Tổ Chức Và Tương Lai Của Bạn


    Khi bắt đầu làm đi làm, thói quen này trở thành bệnh. Sếp giao việc xong, làm xong không xong cũng im. Gặp vấn đề khó khăn giữa chừng không giải quyết được cũng im luôn. Sếp lơ là không hỏi tới thì im luôn và cho qua. Chờ đến khi hỏi thì đưa ra đủ kiểu lý do tại sao công việc chưa xong dẫn đến dự án dở dang và cuối cùng là thất bại.

    Đây là triệu chứng của Bệnh thiếu sự chủ động, thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp bị động. Nếu bệnh nghiêm trọng sẽ cản trở mọi sự phát triển sự nghiệp phía trước. Nếu muốn thành công thì bạn hãy bỏ ngay thói quen "IM" này đi nhé.

2. Thói Quen Đổ

    Chúng ta từ nhỏ ai cũng được ông bà, cha mẹ, thầy cô dạy rằng: " Biết Lỗi Thì Phải Nhận Lỗi " . Nhưng khi lớn lên, cùng với môi trường có ít sự thực hành phản biện và tự chịu trách nhiệm, dẫn đến có rất nhiều lần chúng ta mắc phải thói quen xấu đó là Đổ Thừa. 

 Khi hỏi tại sao việc không xong, 99% câu trả lời là tại vì đứa khác thế này, người khác thế kia

Đổ lỗi cho người khác không bao giờ giúp bạn thành công
Đổ lỗi cho người khác không bao giờ giúp bạn thành công


    Thói quen đổ thừa người khác không giúp gì cho ai. Nó chỉ cho thấy bạn là người thiếu trách nhiệm, kém khả năng, không đáng tin cậy. Sự đáng tin cậy là một phẩm chất cực kỳ quan trọng của người đi làm. Nếu giao việc cho bạn mà không trông cậy được vào bạn, chỉ toàn nghe đổ thừa, thì ai sẽ trọng dụng và giao việc trọng đại hơn cho bạn.

    Tự chịu trách nhiệm với những việc mình làm sẽ giúp bạn nhanh chóng bước tiếp trên con đường thành công.

3. Thói Quen Kể Lể

    Khi kết quả không đạt hay chưa đạt và bị sếp hỏi tại sao, hoặc khi sếp kiểm tra xem đang làm gì, rất nhiều bạn trẻ phản ứng tự vệ bằng cách kể lể ra một 1001 nhiệm vụ đang làm. Chuyện bạn đang làm bao nhiêu công việc không hề quan trọng bằng việc kết quả thể hiện qua con số. Điều này cũng là lời nhắc nhở cho những ai đang làm cấp quản lý trở lên. Việc Sếp Kể Khổ sẽ dẫn đến Lính cũng mắc bệnh Kể Lể. Ông bà mình có câu: "Thượng Tắc Trách Hạ Tắc Loạn", điều này bây giờ và muôn đời sau đều nguyên còn giá trị.

    Khi bạn kể lể, kêu ca, than phiền,... Bạn có biết năng lượng của bạn đã tụt xuống chỉ còn dưới 100 [1]. Kể Lể chỉ làm cho cấp trên Không Còn Năng Lượng để tin tưởng bạn. Do đó, nếu biết mình có bệnh kể lể, hãy chữa bằng cách đi chơi nhiều hơn, làm ít hơn nhưng luôn đạt được KPI được giao.

4. Thói Quen Nhiều Chuyện

    Muốn thành công thì bớt nhiều chuyện đi ạ. 
Tâm lý con người chúng ta ai cũng tò mò, thích là người phán xét cho nên chúng ta dễ mắc phải cái bẫy do chúng ta tạo ra. Đó là Nhiều Chuyện.

    Nguyên nhân có thể do chính môi trường sống của chúng ta xung quanh toàn Bọn Rảnh Hơi nên không có việc gì làm. Và việc duy nhất để giết thời gian là đi Tám Chuyện. Việc Tam Sao Thất Bản và sự Tưởng Tượng của chúng ta góp phần thêm mắm thêm muối và những câu chuyện huyền bí và sẽ đi lệch khỏi câu chuyện ban đầu.

    Nguyên nhân nữa theo tôi nghĩ là do chúng ta không có mục tiêu rõ ràng trong công việc và trong cuộc sống. Dẫn đến chúng ta thấy mông lung, lờ mờ,... từ đó chúng ta không thể tập trung vào những cái cốt lõi dẫn đến thành công, và những thứ vụn vặt xung quanh sẽ nổi lên và đi vào đầu vào mắt, vào tai của bạn.

    Nếu muốn Bỏ Thói Quyen Nhiều Chuyện bạn hãy viết xuống mục tiêu của bạn từ ngắn hạn đến dài hạn. Và hãy tập trung vào nó, chắc chắn những thứ Rác Rưởi không có ý nghĩa kia sẽ tự động rời xa bạn.

NHỚ LẤY: "KHI BẠN TẬP TRUNG VÀO CÁI GÌ THÌ CÁI ĐÓ SẼ NỞ RA"

5. Cái Tôi

    Cái Tôi luôn được đánh giá và nhìn nhận đó là sự Độc Lập về Tư Duy, Hành Động bên trong mỗi người với phần bên ngoài của thế giới xã hội. Cái tôi giúp mỗi một con người có được sự khác biệt so với người khác, làm cho xã hội trở nên phong phú. Nhưng cái tôi của bạn quá lớn, nếu nó vượt qua khuôn khổ của chuẩn mực đạo đức xã hội và quy tắc pháp luật thì lúc này. Cái tôi đang giết chết con người bạn và thậm chí nó có thể xóa xổ một giai cấp, một xã hội.

Có lẽ đây là căn bệnh khủng khiếp và tràn lan nhất mà tôi thấy. Giá trị, thái độ, kiến thức, kỹ năng thứ gì cũng thiếu nhưng "cái tôi" thì thổi phồng, nổ như bom mọi lúc mọi nơi.

    Cái tôi hoang tưởng này chỉ làm được một việc mà thôi, đó là lôi người ta xềnh xệch về phía sau, vào quá khứ, bịt mắt bịt mũi không cho người ta nhìn thấy cơ hội được lớn lên, được là chính mình, được làm những điều vượt qua giới hạn mà bản thân tưởng tượng.

Thế giới này to lắm bạn ơi. Núi cao luôn có núi cao hơn. Người giỏi luôn có người giỏi hơn. Và người không giỏi và không chịu thay đổi mà tưởng mình giỏi thì bạn vừa khai tử tương lai của chính bản thân mình.


6. Thói Quen Cảm Xúc Tiêu Cực 

    Bởi "cái tôi lớn quá" nên đâm ra cảm xúc. Người khác nói thì không lắng nghe, chỉ biết chăm chăm gạt bỏ tất cả mọi người ra để giành lấy phần thắng về mình.

    Người khác đưa ý tưởng thì gạt phăng, trả treo tiêu cực, cãi vã, drama bla bla ... cho thật cao trào đến nhìn không nổi mặt nhau. Người không Quản trị được cảm xúc là người thiếu EQ (Emotional Quotion), không có cái nhìn toàn cảnh, không hiểu nguồn gốc của vấn đề và sẽ chẳng bao giờ làm gì thành công cả.

Biểu hiện của Cảm Xúc Tiêu Cực:

- Dễ Nóng giận.

- Thờ ơ với những thứ không liên quan đến bản thân.

- Dễ Cãi Vã dù bất cứ lý do gì.

- Luôn Sợ hãi về những sự việc hiện tượng xảy ra xung quanh.

- Than phiền-Bao Biện

Để loại bỏ Thói Quen Cảm Xúc Tiêu Cực thì bạn hãy tìm mọi cách đưa cảm xúc của bạn về lại Cảm Xúc Tích Cực.

3 Thành phần quyết định cảm xúc của bạn
3 Thành phần quyết định cảm xúc của bạn


7. Thói Quen hoang tưởng

Hoang Tưởng là bệnh làm tôi ngạc nhiên nhất khi trở lại Việt Nam làm việc. Dù nền tảng giáo dục không tới đâu, đến học đại học ra trường vẫn không chút kỹ năng hội nhập vào công việc, nhưng sự tự tin thái quá vào sức toả sáng của bản thân thì luôn cao vút.

Có rất nhiều sinh viên mới ra trường cầm tấm bằng kỹ sư, cử nhân trong tay ra đời là họ tưởng mình đã là Thiên Tài. Học nhiều rồi giờ không cần học gì nữa. Đồng nghiệp già trong công ty thật quá cổ hũ, chậm tiêu,...... Đây là bệnh "ếch ngồi đáy giếng", không biết trời cao đất rộng. Khi bị đời táng cho vài cú ngã thật đau thì mới tỉnh người.

    Tôi xin chia sẻ đến đây và cũng là trải nghiệm 15 năm bước ra khỏi trường học để vào trường đời. Những thói quen này hầu hết chúngt a ai cũng mắc phải. Và bạn có phát hiện ra nó và tìm cách loại bỏ những thói quen tiêu cực này đi mà thôi. Bạn của tôi, nếu bạn đọc được những chia sẻ này, thì xin chúc mừng bạn, bạn đã tiết kiệm đến 15 năm đễ hiểu đươcj điều này.

Hãy chi sẻ bài này nếu bạn thấy hay và có ích cho bạn bè của bạn. Và bạn hãy cùng tôi Thực Hành Những Thói Quen Tốt mỗi ngày nhé. Chỉ cần tốt hơn1% so với bản thân mình ngày hôm qua thôi.

Đọc thêm quyển sách hay này nhé.

Nhận xét

Thiết kế website và blog bán hàng Luviet
HỖ TRỢ
www.luviet.com
icon icon icon